Header Ads

dcl-23tr

Chàm da và cách phòng tránh

Chàm da là một cụm từ chỉ làn da bị kích thích. Bệnh chàm được biết đến như bệnh ngoài da mãn tính nhưng cũng có cấp độ trung tính và cấp tính cần điều trị can thiệp. Bệnh không gây lây nhiễm từ người này sang người khác. 


Bệnh còn được biết đến như là một căn bệnh tùy theo cơ địa của mỗi người mà thành.
Bệnh chàm có thể xuất hiện ở cổ, trán, các vị trí gập cánh tay hay đùi, sau cổ,...

Các bác sĩ thực sự không biết tại sao một số trẻ em và người lớn mắc bệnh chàm còn những người khác thì không. Tuy nhiên, qua thống kê về số lượng người bị chàm, sau đây là một số chuyên nhân:

1. Di truyền:

Nếu mẹ, bố, anh , chị, em của bạn bị chàm bội nhiễm, bạn cũng có thể mắc phải chứng bệnh này.

2. Suyễn và dị ứng: 

Nếu bạn bị hen suyễn (bệnh gây khó thở và đau nhức đầu từ cơ quan thở) hoặc dị ứng (khi hệ thống miễn dịch của bạn cố gắng bảo vệ bạn khỏi những điều bình thường không gây tổn hại cho bạn và phản ứng lại với những điều đó qua việc nổi mề đay hoặc ửng đỏ), bạn sẽ dễ bị chàm dễ dàng hơn những người bình thường khác.

3. Môi trường sống: 

Eczema phổ biến hơn ở các thành phố, các khu vực bị ô nhiễm.


Khi bạn bị chàm bội nhiễm, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động quá sức. Hệ thống miễn dịch của bạn thường ở mức tốt vừa phải, bởi vì nó cố gắng để bảo vệ bạn khỏi những tác nhân có hại bên ngoài như nhiễm trùng và bệnh tật mà nó có thể khiến da bạn bị chàm bội nhiễm. Vì một số lý do, khi bạn bị chàm bội, loại hệ miễn dịch của bạn trở cũng trở nên thiếu linh hoạt như trước. 

Các triệu chứng bị chàm phổ biến:

Khi bị chàm, phổ biến nhất là bạn sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt nhỏ gần nhau hoặc thành một vùng ngứa da và châm chít khó chịu bên dưới da.


Một số trường hợp nặng hơn có thể gây ngứa, loét da, mẩn đỏ và nhiễm trùng. Mụn nước có thể nổi liên tiếp nhau và gây chảy máu.

Cách điều trị chàm da: 

Để điều trị bệnh chàm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được xem da trực tiếp và chỉ định phù hợp, tìm ra nguyên nhân và xác định tình trạng cụ thể.
Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn cần có biện pháp để hạn chế để bệnh không tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu. Sau đây là một số phương pháp phòng tránh mà bạn nên biết:

Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như thực phẩm dị ứng, khói bụi, hóa chất, điều chỉnh lại chế độ ăn uống, không ăn các thực phẩm cay nóng hay những đồ uống có chứa nhiều chất kích thích, hạn chế ăn muối quá nhiều hoặc thực phẩm có nhiều hóa chất…
Trong quá trình điều trị, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bổ sung vitamin E để kích thích phục hồi da.
Tìm hiểu thêm tại: http://drbinhhuynh.com/

Không có nhận xét nào