Header Ads

dcl-23tr

Ánh sáng IPL trẻ hóa có giải quyết được vấn đề nám da?

Theo lý thuyết thì khi ánh sáng IPL đến da, ánh sáng đó sẽ được các hạt sắc tố dưới da hấp thụ. Các hạt hắc sắc tố này trở nên nở to ra và dễ dàng bị ánh sáng phá vỡ thành các mảnh nhỏ để đào thải đi. Sau đó, các mảnh nhỏ này được đại thực bào “dọn dẹp” dần, và loại ra khỏi cơ thể qua quá trình trao đổi chất.


Nhưng trên thực tế, IPL chưa bao giờ là phương pháp tốt nhất trong điều trị nám da, thậm chí nhiều bác sĩ da liễu tin rằng hiệu quả IPL trong trị nám còn thua các thuốc thoa có chứa Hydroquinone và tretinoin. Đó là lý do IPL đôi khi được sử dụng để làm giảm các tình trạng da tăng sắc tố như tàn nhang, đốm sạm nám, đốm nâu, nhưng không phải là liệu trình điều trị tấn công để loại bỏ nám… Điều trị nám tốt nhất hiện nay là laser Q-Switched, nhưng cũng cần phối hợp thêm với thuốc uống và thuốc thoa để đem lại hiệu quả cao nhất.
Công nghệ IPL đã được chứng nhận an toàn bởi FDA( Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) về độ an toàn và được sử dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ, hỗ trợ điều trị da ở nhiều nước có ngành thẩm mỹ phát triển như Mỹ, Singapore, Hồng Kông …


IPL sử dụng ánh sáng để kích thích quá trình tạo ra collagen và elastin( thành phần chính của da) đem lại sự đầy đặn, mượt mà, làm giảm các vết nhăn. Ngoài ra ánh sáng IPL sẽ được hấp thụ bởi các tế bào sắc tố (melanin) có trong các đốm nâu, vết nám, các tế bào máu (hemoglobin) các tế bào này sẽ bị ánh sáng phá hủy, kết quả các vết sạm nám, mạch máu mờ dần mà không để lại sẹo trên da.

Tại sao IPL không được sử dụng để trị nám?

IPL – viết tắt của cụm từ Intense Pulsed Light – là một kỹ thuật sử dụng ánh sáng cường độ mạnh có bước sóng từ 500nm đến 550nm khi điều trị nám, chiếu vào vùng da có hắc tố melanin để chữa trị nám da.

Trên thực tế, hiệu quả IPL có thể chữa trị nám ở giai đoạn nhẹ; còn rất khó tác động ở lớp sâu hạ bì, do đó khó khắc phục được tình trạng nám nặng, ăn sâu dưới da. Mặc dù thế phương pháp này vẫn được nhiều thẩm mỹ viện quảng bá bởi tính nhẹ nhàng và không xâm lấn của nó. Để điều trị nám nhẹ hiệu quả, chỉ IPL không đủ khả năng điều trị; thay vào đó, bệnh nhân phải kết hợp với các phương pháp khác như laser, lột da bằng mặt nạ hóa học, kem bôi ức chế,... Nhiều nơi có sự kết hợp thiếu khoa học, chỉ nhắm đến kết quả trị nám chứ không tập trung vào sức khỏe lâu dài của làn da cho kết quả điều trị viên mãn nhưng tính an toàn lâu dài lại không được đảm bảo.


Một lý do khác khiến cho phương pháp này không phải là sự lựa chọn của nhiều phụ nữ thành đạt đó chính là chi phí. Chi phí điều trị nám kết hợp của IPL có giá ngang ngửa với các liệu trình trị liệu laser. Từ đây bạn cũng có thể hình dung được bức tranh tổng thể về quá trình điều trị nám bằng IPL có hiệu quả hay không. Mỗi phương pháp đều có một thế mạnh riêng.

Tham khảo thêm tại: http://drbinhhuynh.com

Không có nhận xét nào