LĂN KIM CÓ TRỊ SẸO MỤN ĐƯỢC KHÔNG?
Không ít bạn trẻ hiểu sai về khả năng mà lăn kim trị sẹo rỗ mang lại, cứ tìm hiểu thông tin một cách sơ sài rồi, vội vã đi lăn kim ở những nơi không uy tín. Sau khi sử dụng dịch vụ lăn kim xong, sẹo không những không khỏi mà mụn cũng còn lúc mọc nhiều hơn, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bị dị ứng nổi đám đỏ, tệ hơn là hoại tử làn da, đây là một trong những lý do chính dẫn đến lăn kim không thể trị sẹo rỗ vĩnh viễn được.
Bản chất lăn kim thật ra ko có gì quá ghê gớm, vì sau lăn nó giúp các dưỡng chất hấp thụ tốt hơn gấp 10-20 lần so với sự hấp thụ thông thường của da, nó giúp tăng collagen, elastin... Giúp da trẻ hoá và có độ đàn hồi tốt hơn. Tuỳ thuộc vào tình trạng da mà bạn đang gặp vấn đề mà lựa chọn lăn và thuốc bôi, các serum sau lăn... phù hợp.
Hiệu quả mà lăn kim mang lại thực tế là rất cao, tuy nhiên có rất nhiều người lăn kim không đạt hiệu quả như mong muốn. Vấn đềnằm ở kỹ thuật lăn và các dưỡng chất được bôi kèm sau lăn, cũng như việc tuân thủ liệu trình điều trị.
Lăn kim là gì?
Lăn kim là gì? Lăn kim trị sẹo rổ được hiểu đơn giản nhất là một phương pháp làm đẹp da theo đúng như tên gọi của nó, dùng kim để tác động lên da nhằm mục đích làm đẹp da, khắc phục các khuyết điểm trên da. Lăn kim có nhiều tên gọi khác nhau như lăn vi kim, liệu pháp vi điểm, liệu pháp tăng sinh collagen…Tên quốc tế là Micro-needling Therapy, Collagen Induction Therapy…
Năm 1952, lăn kim là phương pháp được phát minh lần đầu tiên bởi bác sĩ người Pháp Michael Pistor. Cho đến nay, lăn kim đã trải qua một thời gian dài phát triển với những cải tiến vượt bậc để có thể trở thành một trong những dịch vụ làm đẹp được ưa chuộng nhất ở cả Đông lẫn Tây.
Lăn kim hoạt động dựa trên cơ chế gì?
Phương pháp lăn kim tác động theo cơ chế tận dụng khả năng “tự làm lành” vết thương của cơ thể theo phản xạ tự nhiên. Như chúng ta đã biết, cơ thể luôn có sức đề kháng. Khi gặp bất cứ một tấn công hay tổn thương nào từ bên ngoài thì cơ thể sẽ tự động sản sinh ra những tế bào chống lại những tổn thương đó, bảo vệ cơ thể tối đa. Việc lăn kim cũng không nằm ngoài mục đích đó, phương pháp này sẽ tác động tạo ra những “tổn thương” cho da để kích thích sự sản sinh các tế bào làm lành.
Những điều cần lưu ý:
- Phải luôn chống nắng tốt trong thời gian ngay sau lăn, và tập thói quen luôn chống nắng cho da kể cả có lăn hay ko lăn, nhất là trong thời gian da tái tạo lại càng cần được bảo vệ
- Tìm hiểu kỹ về thuốc cũng như các dưỡng chất được dùng sau lăn
- Không lăn kim khi có mụn bọc, mụn mủ và mụn viêm vì sẽ làm tình trạng mụn lây lan nặng hơn.
- Tuy nhiên lăn kim có thể chữa được mụn ẩn
- Không lăn kim khi đang tới tháng. cũng không được nặn mụn hay tác động mạnh đến da trong khoảng thời gian này vì rất dễ mang thâm sẹo và lâu lành.
Nói chung lăn kim đúng cách không làm mỏng da, ko làm da yếu đi, còn hiệu quả trong việc trị sẹo rỗ nó cũng chỉ ở 6-80% đối với những sẹo rỗ dưới 2 năm. Những sẹo trên 2 năm lúc nó đã hình thành mô xơ và collagen đứt gãy ở hạ bì rồi rất rất khó để chữa.
Lăn kim có thật sự trị sẹo?
Việc lăn thật ra chỉ có thể làm cho cơ cấu làn da được cải thiện một phần nhất định. Việc lăn kim không tác động chính xác và tập trung vào nơi bị sẹo rỗ và sẹo mụn, sẹo lỗ chân lông và phải tác động đồng đều làn da. Vì thế toàn bộ làn da sẽ được cải thiện chứ không riêng gì vết sẹo, không tạo được hiệu ứng liền sẹo rõ rệt. Chưa kể đến việc sẹo rỗ là những tổn thương nang lông nghiêm trọng theo thời gian, việc lăn kim có thể khiến cho vết sẹo sâu hơn và không cải thiện được tình trạng da này nếu lăn kim không đúng cách hoặc các kỹ thuật viên chưa đủ kinh nghiệm.
Phương pháp điều trị sẹo rỗ, sẹo mụn, sẹo lỗ chân lông hay lỗ chân lông to hiện nay được đánh giá cao nhất vẫn là liệu pháp laser. Bạn nên tham khảo và trao đổi thẳng thắn với bác sĩ điều trị có nhiều kinh nghiệm để chọn ra được phương pháp điều trị thích hợp nhất. Không nên nghe theo quảng cáo hoặc các thông tin chủ quan để tránh những hậu quả không mong muốn.
Tham khảo thêm tại: http://drbinhhuynh.com
Post a Comment